Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014
Trường CĐ Xây dựng số 2: Nghi vấn việc học viên chung tiền mua điểm
(Dân trí)-Tại Trường CĐ Xây dựng số 2 xảy ra tình trạng nhiều học viên của Trung tâm đào tạo ngành Nước Miền Nam hoặc nhờ cậy các mối thân quen, hoặc đóng tiền để được ưu ái nâng điểm trong kỳ thi nâng bậc thợ. Sự việc khiến nhiều giảng viên trong trường bức xúc, phản ánh.
Gửi gắm, chung chi để rớt thành đậu?
Vì bức xúc trước tình trạng giáo viên, lãnh đạo
Trung tâm đào tạo ngành Nước Miền Nam (gọi tắt là Trung tâm Nước) nâng điểm, sửa
điểm một cách vô tội vạ và có dấu hiệu nhận tiền sửa điểm cho học viên, sai với
quy chế, đạo đức..., nhiều giáo viên của Trường CĐ Xây dựng số 2 (Q.Thủ Đức,
TPHCM) đã gửi đơn tố cáo nhờ các cơ quan báo chí vào cuộc. Trong 2 bản danh
sách ưu tiên những học viên do chính giáo viên trường cung cấp, chúng tôi ghi
nhận: ngoài việc ghi rõ tên, bậc thi, đơn vị công tác của các học viên thì có
kèm theo phần chú thích như học viên đó quen ai, do ai gửi (quan hệ) hoặc là số
tiền chung chi. Cụ thể, theo danh sách “gửi gắm” học viên thi nâng bậc năm 2011
có ghi rõ 17 người (gồm có cả giáo viên trong trường lẫn người quen ở các đơn vị
có học viên tham gia lớp học), “gửi gắm” 46 học viên để được xem xét “nâng đỡ”
trong kỳ thi nâng bậc năm 2011.
Giáo viên Trường CĐ Xây dựng số 2 bức xúc trước những cái sai ở trường.
Còn ở bản danh sách “gửi gắm” năm 2012, ngoài
số lượng hàng chục học viên được “gửi gắm” theo diện “người thân” của một số
giáo viên trong trường thì còn ghi rõ có hàng chục học viên đóng tiền chạy điểm
trong kỳ thi nâng bậc nghề vào năm 2012. Có trường hợp đóng riêng lẻ và có
những trường hợp góp tiền đóng theo nhóm và số tiền đóng góp từ 2 đến 4 triệu
đồng/người. Cũng dựa theo tài liệu mà giáo viên trường cung cấp thì có đến hai bảng điểm khác nhau. Cụ thể năm 2011, Trung tâm Nước có tổ chức dạy và thi nâng bậc cho 329 công nhân của 9 đơn vị ngành nước ở TPHCM. Một bảng kết quả thống kê từ điểm tên bài thi thì chỉ có 161 học viên đạt và 168 học viên không đạt (vì không thi, hoặc có môn thi dưới 5 điểm). Tuy nhiên, không hiểu sao, sau đó, lại có một bảng điểm khác (bảng điểm cuối cùng) thì số lượng học viên đạt đã lên tới 247 người và chỉ có 82 người rớt. Tương ứng là có 86 học viên từ rớt thành đậu.
Tương tự, năm 2012, có tất cả 370 cán bộ, công nhân thuộc 10 đơn vị, công ty đi học và dự thi nâng bậc ở Trung tâm Nước. Theo bảng điểm lần 1 thì chỉ có 227 học viên đạt và 143 học viên không đạt. Tuy nhiên, sau đó, trong bảng điểm cuối cùng thì không hiểu sao lại có tới 307 người đạt và chỉ có 63 người rớt (80 người rớt thành đậu).
“Nếu không “chạy” thì rớt là cái chắc”
Theo danh sách mà giáo viên nhà trường cung cấp, thì có 14 học viên được ghi là đóng tiền trước thi. Trong đó, có 9 học viên nằm trong danh sách rớt được vớt thành đậu. Cụ thể, trường hợp học viên P.H.P môn lý thuyết chỉ được 2 điểm nhưng sau đó thành 5 điểm. Nhóm học viên 3 người đóng tiền qua anh Thái "mập", 9 triệu gồm T.T., L.T.M., N.V.Đ. Trong đó, T.T. lẽ ra rớt nhưng thành đậu vì phần lý thuyết 2 điểm được sửa thành 5 điểm. Tương tự học viên N.V.Đ phần lý thuyết chỉ được 0,5 điểm nhưng sau đó cũng đậu vì điểm được sửa lại là 5. Học viên L.T.M. thi nâng bậc 3/7 thì lẽ ra rớt cả 2 phần (lý thuyết 1,5; thực hành 4 điểm) nhưng trong kết quả thông báo sau cùng của Trung tâm đào tạo ngành Nước tại Miền Nam lại là 5 và 5.
Dựa theo danh sách học viên được đánh dấu đã “chung chi”, chúng tôi liên lạc ngẫu nhiên và đã gặp được anh N.A.D. (học viên thi nâng bậc năm 2012 tại Trung tâm Nước). Theo danh sách thì anh này được ghi chú là chung 3 triệu đồng. Anh D. làm nhiệm vụ ghi thu (ghi chỉ số tiêu thụ nước) và năm 2012 được công ty cho đi học và thi nâng tay nghề từ bậc 3 lên bậc 4. Anh này thú thực rằng: “Chúng tôi lớn tuổi rồi, kiến thức gần như quên hết, đi học không có vô nữa. Với lại thi cử thì có 2 phần: lý thuyết và thực hành. Do đó, anh em bên thi công thì rất sợ cái khoản lý thuyết, tính toán. Anh em bên ghi thu thì lại sợ cái khoản thực hành. Trong khi quy định điểm tối thiểu để đậu là không có môn nào dưới 5. Trước khi thi, một số anh em học viên trong lớp nói với chúng tôi là thi rất khó. Nếu không “chạy” thì coi như rớt là cái chắc. Nhiều anh chị khóa trước, chủ quan nên phải đóng tiền học lại, thi lại. Có người vì “không biết điều” nên đến già rồi mà vẫn chưa qua nổi kỳ thi nâng bậc”.
Theo anh D. kể thì: trước ngày thi, có một anh học chung trong lớp tới nói nhỏ, muốn đậu thì anh em góp tiền biếu thầy. Mỗi người 7 triệu, bao trượt. Chỉ nhận tiền trước khi thi. Ban đầu tôi không đồng ý, vì số tiền như vậy quá cao. Sau một hồi thương lượng ông anh giảm giá xuống 3 triệu. Thấy cũng “chấp nhận được nên tôi đã ra ATM rút tiền vào đóng. Cũng theo anh D., khi vụ việc vỡ lở cách đây mấy tháng trước, công ty cũng có yêu cầu mọi người giải trình nhưng sau đó không thấy truy cứu nữa.
Trước những việc lạ lung và nhiều khuất tất ở Trung tâm Nước, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ và trực tiếp đến gặp lãnh đạo nhà trường. Thế nhưng rất nhiều lần ông Chu Văn Quyết - hiệu trưởng Trường CĐ Xây dựng số 2 tìm cách trốn tránh mà không có sự giải thích hợp lý.
Lãnh đạo trường từng bị đề nghị kiểm điểm vì sai phạm
Trước
đó vào cuối năm 2013, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có kết luận thanh tra
những sai phạm của Trường CĐ Xây dựng số 2. Cụ thể đề nghị kiểm điểm
nghiêm khắc đối với hiệu trưởng Chu Văn Quyết đã không thực hiện đúng
các quy định về quy chế quản lý tài chính trong việc ký hợp đồng, trả
tiền cho Công ty Tân Kiến Tạo để đưa sinh viên đi thực tập trong khi hợp
đồng không được thực hiện. Đồng thời trong quản lý, điều hành Trung tâm
đào tạo ngành nước miền Nam
còn có khuyết điểm trong việc thực hiện không đúng các quy định của quy
chế quản lý tài chính, luật kế toán và luật quản lý thuế.
Kết
luận thanh tra cũng đề nghị chấn chỉnh, củng cố, kiện toàn công tác tổ
chức, đặc biệt đối với cán bộ chủ chốt của nhà trường, vì hiện nay cả ba
người trong ban giám hiệu đều đã hết nhiệm kỳ chưa được bổ nhiệm lại;
nhiều cán bộ trưởng phòng, khoa, ban cũng đã hết nhiệm kỳ chưa được bổ
nhiệm lại. Chấn chỉnh công tác tài chính kế toán của nhà trường, lựa
chọn cán bộ có đầy đủ phẩm chất chính trị và chuyên môn để bổ nhiệm kế
toán trưởng theo quy định của Luật Kế toán đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ của nhà trường.
|
Lê Phương - Trương Phi
Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
Sai phạm kéo dài, cấp trên bất lực
Như chúng tôi đã thông tin trong bài viết “Đang bị kỷ luật, vẫn được giao kiêm nhiệm phụ trách trung tâm”, ngày 03/03/2014 Hiệu trưởng Chu Văn
Quyết đã ký Quyết định số 53/QĐ-CĐXD2 giao
nhiệm vụ cho ông Phạm Minh Đức kiêm nhiệm phụ trách TT Ngoại ngữ -Tin học mặc
dù ông Đức đang trong thời gian chịu án kỷ luật.
Sau khi quyết định ban
hành đã gây dư luận rất bất bình trong CBCNV-GV nhà trường. Chiều ngày 05/03/2014
Đảng uỷ nhà trường tổ chức cuộc họp, một trong nhiều nội dung của cuộc họp là bàn về việc huỷ bỏ Quyết định số 53/QĐ-CĐXD2 và bố trí nhân sự khác để nhận bàn giao TT Ngoại ngữ - Tin
học trong khi chờ bổ nhiệm nhân sự mới. Ông Bí thư - Hiệu trưởng Chu Văn Quyết
đề xuất giao cho ông Nguyễn Đình Đa - Phó phòng TCHC tạm thời phụ trách, đề
xuất này đã nhận được sự nhất trí cao trong Đảng uỷ Nhà trường.
Tuy nhiên, đến ngày 07/03/2014,
ông Hiệu trưởng Chu Văn Quyết đã bất ngờ ký Quyết định số 68/QĐ-CĐXD2 giao nhiệm vụ cho cô Phan Thị Thu Lan – Nhân viên phòng
TCHC, phụ trách TT Ngoại ngữ - Tin học theo đề nghị của ông trưởng phòng TCHC
Phạm Minh Đức. Việc làm này trái với tinh thần cuộc họp ngày 05/03/2014 của
Đảng uỷ Nhà trường đã được ghi vào trong biên bản và Nghị quyết sau đó.
Với việc đặt bút ký Quyết định
số 53/QĐ-CĐXD2 và Quyết định số 68/QĐ-CĐXD2 đã cho thấy ông Hiệu trưởng
Chu Văn Quyết hoàn toàn không tự chủ trong các quyết định của mình, mọi việc
đều nhất nhất nghe theo chỉ đạo của ông Phạm Minh Đức, ông Quyết không dám làm
trái những gì ông Đức đã đưa ra. Hàng loạt sai phạm xảy ra trong thời gian dài
vừa qua cũng cho thấy Đảng uỷ nhà trường đã bị vô hiệu hoá và Đảng uỷ khối Bộ
Xây dựng sau 3 bản Kết luận và 2 Quyết định Cảnh cáo Đảng viên thì giờ đây, dường như cũng có
vẻ bất lực trước thực trạng trên.
Như vậy là Quyết định số 53/QĐ-CĐXD2 chỉ "hưởng dương"
tròn 4 ngày và đã được thay thế bằng Quyết định số 68/QĐ-CĐXD2. Đây có lẽ là một kỷ lục về quyết định có tuổi thọ ngắn nhất và
sau quyết định này, một lần nữa, ông Hiệu trưởng Chu Văn Quyết lại tiếp tục “rút
kinh nghiệm sâu sắc”. Có vẻ như sợi dây kinh nghiệm của ông hiệu trưởng càng
rút thì ngày càng dài ra và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Cùng ngày, Hiệu trưởng Quyết
cũng đã ký Quyết định số 69/QĐ-CĐXD2
về việc giải quyết cho ông Lê Tấn Phước thôi giữ chức vụ Trưởng phòng Tài chính
Kế toán theo “nguyện vọng”(???) của ông Lê Tấn Phước mà lá đơn đầu tiên nộp từ thời
điểm gần.... hai năm trước (tháng 07/2012). Đây cũng là một kỷ lục về thời gian
giải quyết đơn từ chức lâu nhất và kỷ lục người nộp nhiều đơn từ chức nhất.
Liên quan đến quyết định này chúng tôi sẽ có một bài bình luận sau.
Quyết định số 68/QĐ-CĐXD2 |
Quyết định số 69/QĐ-CĐXD2 |
Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014
Đang bị kỷ luật, vẫn được giao kiêm nhiệm phụ trách trung tâm
Đó là trường hợp của ông Phạm Minh Đức, đảng viên Chi
bộ 5, hiện đang là trưởng phòng TCHC trường CĐ Xây dựng số 2.
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được ông
Đức vừa được Hiệu trưởng Chu Văn Quyết ký QĐ giao thêm cho ông Đức nhiệm vụ phụ
trách TT Ngoại ngữ - Tin học trường CĐ Xây dựng số 2.
Dư luận tại trường CĐ Xây dựng số 2
hiện nay rất bất bình với việc giao kiêm nhiệm này vì ông Đức vừa không đúng
chuyên môn vừa đang chấp hành hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, do vi
phạm Điều 8, Điều 11 Quy định 47-QĐ/TW và Điều 29, Chương IV Quy định số
181-QĐ/TW.
Theo kết luận số 104 ngày 23/10/2013 của Ủy
ban Kiểm tra Đảng ủy khối Bộ Xây dựng, ông Đức đã tham mưu cho Thủ trưởng đơn
vị ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế sai nguyên tắc và quy định; cố ý làm
sai các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong công tác tổ
chức cán bộ.
Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
khối Bộ Xây dựng, việc tổ chức họp kiểm điểm và biểu quyết hình thức kỷ luật đối
với các sai phạm của ông Phạm Minh Đức qua các cấp từ Chi bộ đến Uỷ ban Kiểm
tra và Đảng uỷ Nhà trường đều nhất trí với mức cao là khai trừ Đảng đối với
đảng viên Phạm Minh Đức.
Tuy nhiên, sau đó kết luận chính thức được
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối thông qua chỉ đề nghị: cảnh cáo ông Đức về mặt Đảng
với lý do ông Đức có tình tiết giảm nhẹ là “đã khắc phục hậu quả“, Ban Thường
vụ Đảng ủy Khối đã cố tình bỏ qua các tình tiết tăng nặng như: tái phạm nhiều
lần; kiểm điểm không thành khẩn(làm kiểm điểm đến 3 lần), quanh co không thừa
nhận sai phạm…, kết luận này đã gây thất
vọng cho tập thể CB-GV-CNV Nhà trường, đồng thời làm giảm sút niềm tin của Đảng
viên trong Nhà trường vào tổ chức Đảng cấp trên là Đảng ủy khối Bộ Xây dựng.
Theo Quy định số 181-QĐ/TW “Đảng viên bị
thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo
tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30
ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỳ luật về Đảng, phải xem xét, xử
lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước
và điều lệ của đoàn thể.”
Mặc dù đến nay đã qua hơn 1 tháng sau quyết
định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng của ông Đức (QĐ ký ngày 25/01/2014), thế
nhưng việc xem xét xử lý về mặt chính quyền đối với ông Đức vẫn đang án binh
bất động.
Đáng chú ý hơn, một trường hợp bị cảnh cáo
với ông Đức cùng trong thời điểm vừa rồi là ông Bí thư Đảng uỷ - Hiệu trưởng
Chu Văn Quyết cũng trong tình trạng tương tự.
Chính vì việc xử lý vi phạm của Đảng viên
chưa đến nơi đến chốn dẫn đến trong chưa đầy một tháng sau Tết nguyên đán 2014.
Với sự tham mưu của ông Phạm Minh Đức, HT Chu Văn Quyết vẫn tiếp tục phớt lờ
các nguyên tắc trong tuyển dụng và công tác cán bộ, ông Quyết đã ký 9 QĐ tuyển
dụng và 1 QĐ cho chính ông Đức như đã nói ở trên. Dự kiến trong thời gian tới
ông Quyết sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm nhân sự bất chấp nhu cầu công việc và sự
khó khăn trong việc sụt giảm nguồn thu tại Trường.
Hiện dư luận trong nội bộ Nhà trường đang
đặt câu hỏi: “Mặc dù đang trong thời gian chịu án kỷ luật, với cương vị trưởng
phòng TCHC, ông Đức vẫn tiếp tục tham mưu cho Hiệu trưởng ra các quyết định sai
trái liên quan đến công tác tổ chức cán bộ và công tác tuyển dụng nhân sự, như
vậy có hay không sự bao che của Đảng uỷ khối, lãnh đạo Bộ Xây dựng để cho họ tự
tung tự tác dẫn đến hết sai phạm này đến sai phạm khác?”
Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014
Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Hé lộ những bài viết và tài liệu Lê Tấn Phước đã dùng để "đánh" Chu Văn Quyết vào năm 2010
Dưới đây là toàn bộ những bài viết và tài liệu mà Lê Tấn Phước
đã dùng để "đánh" Chu Văn Quyết dẫn đến đợt thanh tra đầu tiên của
thanh tra BXD vào năm 2010 tại Trường CĐ Xây dựng số 2.
Trích một comment của Nặc danh vào
lúc 22:30 Ngày 26 tháng 05 năm 2013 trên blog này
"các bác
nói em mới nhớ ra ô Phước viết dơn từ chứ 5 lần chứ đâu phải 4. các
bác cộng thêm lần 1 là năm 2008 khi HT Quyết mới lên, nói thực nha lần
đó LTP cũng tính làm màu nhưng không ngờ hồi đó O Quyết làm thật. Ô
Phước tức muốn chết mới thể hiện cương trực và thẳng thắn chửi
"nhiệt tình + với ngu dốt bằng phá hoại" ông phước đề nghị
bãi miễn chức HT.
Giả
sử từ đáy lòng của Ô Phước là xin từ chức thật thì khi Ô Đức Tham mưu
ông Phước trở lại P TCKT, Ô Phước có quay lại không? không bao giờ bởi
cái tính bộc trực thẳng thắn. Nhưng với bản chất tham lam bị hất ra
khỏi p TV thì cay lắm đó cho nên chỉ gợi ý quay lại là được lời như
mở tấm lòng. ngay sau đó Phước đã nhắn tin cho ông Thu ủng hộ Đức
trong lần bỏ phiếu tín nhiệm. bản chất ông Phước là"lươn lẹo,tham
lam, đóng kịch giỏi, khéo léo mỵ dân nên mọi người mới bị lưa"
hãy nhìn những việc ông ấy làm. ông ấy đã lừa thầy phản bạn cỡ
nào mọi người biết cả ngay cả ông Đại ông ấy cũng lợi dụng và đạp
ông Đại không thương tiếc. những người này xếp theo thứ tự Ân, phước,
Đức, Hải, Quyết là loại "lưu manh giả danh tri thức". những
người này sớm muộn phải trả giá cho việc mình làm. hơn nữa việc
làm của nhóm này là có tổ chức có người cầm đầu có kế hoạch, và
có bàn bạc đấy chứ không phải mạnh ai người đó làm đâu. mong rằng
tất cả mọi người trong trường hãy phân tích suy xét kỹ lưỡng. và phải
hãy xem những việc các ngài ấy làm, đừng nghe những gì các ngài
nói..."
Rõ ràng Lê Tấn Phước đã rất cay cú khi bị hất ra khỏi phòng
TCKT vì bị mất miếng mồi ngon và béo bở, Lê Tấn Phước càng cay cú hơn khi về lại
TTN làm đề nghị xin máy lạnh 2 ngựa thì Chu Văn Quyết chỉ duyệt cho máy lạnh 1
ngựa, điều này càng thể hiện rõ hơn sự coi thường Phước của HT Quyết. Chính vì vậy,
vậy Lê Tấn Phước nghĩ ra cách để đánh hiệu trưởng Quyết bằng cách lập ra blog
cdxd2sos.wordpress.com để viết bài tố cáo HT Quyết. Sau khi blog
cdxd2sos.wordpress.com hoạt động được một thời gian, cộng thêm có nhiều đơn tố
cáo, thanh tra BXD đã vào làm việc với trường. Nhận thấy đã đạt được mục đích,
Lê Tấn Phước cho đóng blog nhằm xoá đi dấu vết.
Lê Tấn Phước thực sự là một kẻ cực kỳ tham lam, xảo trá và đạo
đức giả bởi vì những vấn đề mà Lê Tấn Phước nêu ra trong các bài viết trước đây
dùng để đánh Chu Văn Quyết và những người ủng hộ ông Quyết đồng thời qua những
ý kiến trong các cuộc họp luôn thể hiện mình là con người đấu tranh vì chính
nghĩa sẵn sàng phê phán HT Quyết nhằm tranh thủ sự ủng hộ của mọi người, trớ
trêu thay sau khi đạt được mục đích quay trở lại phòng TCKT thì giờ đây chính
Lê Tấn Phước lại đi vào vết xe đổ đó và sự bắt tay của Lê Tấn Phước với HT Quyết
đã tàn phá Nhà Trường còn hơn gấp trăm lần trước đây.
Sắp tới Lê Tấn Phước sẽ đưa con mình vào làm việc tại trung
tâm nước, thật kinh tởm cho một kẻ mất hết nhân cách và lòng tự trọng của một
con người.
______________________________________________________
phong su 1.doc
Loạt bài về “Sự đổi mới trong lãnh đạo tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 2”
Bài số 1: “Hai bên cùng có lợi”
Giống như ký kết một bản hợp đồng kinh tế giữa hai doanh
nghiệp, một kết quả mang lại bao giờ cũng phải có lợi cho cả hai bên. Sự hợp
tác này đã thể hiện rất rõ nét trong ngôi trường thân yêu của chúng ta bằng sự
thỏa thuận giữa hai đối tác: một bên là ngài Hiệu trưởng họ Chu, bên kia
là “tập đoàn” của ngài Bí thư họ Nguyễn và bà Phó TP Tổ chức – Hành chính họ
Trần.
Nội dung của bản hợp đồng này thật rỏ ràng, đó là sự trao
đổi giữa 2 Hợp đồng lao động mới và 2 Quyết định điều động cán bộ.
Cụ thể: cháu của ngài Bí thư Nguyễn Bá Ngoạn là Nguyễn Thị Mai Linh và cháu
của bà Phó TP TC-HC Trần Thị Hoài Thu là Trần Thị Lan Hương được nhận vào
làm việc tại trường ta, đổi lại, con của ngài Hiệu trưởng Chu Văn Quyết là
Chu Thị Lan Anh được điều động về Phòng Đào tạo (nơi có thu nhập nhiều
nhất trường??!!) làm nhân viên. Nghe qua cũng thấy bình thường vì rỏ ràng
là “hai bên đều có lợi” nhưng xét cho cùng thì lại thấy quá “bất bình
thường” ở chỗ:
Thứ nhất, phòng đào tạo đã quá dư người, có nhân viên
chỉ ngồi chơi và đi dạy kiếm tiền vượt giờ.
Thứ hai, theo như trong quyết định điều động cán bộ do
ngài Bí thư họ Nguyễn ký (ký thay thôi để ngài Hiệu trưởng họ Chu ký cái
khác trao đổi ấy mà!!!) thì quyền hạn của bà nhân viên con Hiệu trưởng họ
Chu này phải xứng tầm là trợ lý, cố vấn Hiệu trưởng, vượt ngoài tầm
kiểm soát của Phó phòng đào tạo và các Phó hiệu trưởng đương quyền (cũng
đúng thôi, vì Phó có cũng như không mà !!!). Quyết định chi mà lạ rứa???
Người ký quyết định lại còn lạ hơn nữa khi luôn mồm tự hào có hơn ba mươi năm
kinh nghiệm trong công tác tổ chức.
Thứ ba, chỗ nào thiếu nhân viên vẫn cứ không nhận thêm
vào để cứ thiếu (bởi vì no money), thừa nhân viên vẫn cứ thêm vào cho
thừa thêm. Hậu quả là trường ta phải gánh một gánh nặng về thu nhập cho những
người “ngồi không ăn lương”.
Ngẫm nghĩ lại càng thấy lo sợ cho mối quan hệ hợp tác làm ăn
này, bởi lẽ nó sẽ đưa ngôi trường này đi về đâu khi toàn bộ công tác nhân sự
đều tập trung vào “người nhà”của các “quan chức trường ta”.
Ôi thôi, cái Tầm đã không có mà lại còn mất cả
cái Tâm.
Công nhân viên chức
ttrường CĐXD số 2 ơi! Các bạn có ý kiến gì không?
Kỳ sau: Bài số 2: “Những
Kios ma”
Thực
hiện
Nhóm phóng viên chính trị-xã hội
___________________________________________________________________________________
phong su 2.doc
Bài số 2: “Những kios ma”
Tiêu đề của bài phóng sự
này nghe thật là rùng rợn phải không các bạn? Ấy thế mà lại là sự thật 100%
đấy! Thật ở chỗ những kios này là mặt bằng cho thuê của trường ta, vẫn đang
hoạt động “ì xèo“ nhưng lại không
hề có hợp đồng, thuế không rờ đến, tiền thuê không biết rớt đi
đâu. Đứng sừng sững “thi gan cùng bá tánh“ như thế mà các ngài
lãnh đạo của chúng ta xem như không có thì như vậy đích thực là “ma“
rồi.
Nói gần nói xa chẳng qua
nói thật, chuyện là bắt đầu từ đầu năm 2008, thực hiện theo Quyết định của nhà
nước về việc quản lý, sử dụng tài sản công, không được phép cho thuê mặt bằng
kinh doanh “bỏ túi riêng“, trường chúng ta đã làm thủ tục thanh lý hợp đồng,
trả tiền thế chân và ngừng việc cho thuê, đóng cửa các kios ở mặt bằng phía
trước trường. Việc này cũng ảnh hưởng đến một phần phúc lợi chung của trường
đó, nhưng vì là chính sách của nhà nước nên phải chấp hành nghiêm chỉnh thôi.
Thế nhưng chỉ vài ngày sau khi đoàn kiểm tra của Cục Công sản Bộ tài chính ra
về thì các kios nằm ở phía bên trái cổng phụ của trường ta (nằm giữa trường ta
và nhà sách Nguyễn văn Cừ) “rục rịch mở cửa“ như những bóng ma thoắt ẩn
thoắt hiện.
Thật là đau xót khi
đó lại là 5 gian kios của gia đình ngài Hiệu trưởng họ Chu-Đinh (à
không, của họ Chu-Đinh thuê mặt bằng của trường từ lâu lắm rồi!!!) cho thuê
lại để bán dụng cụ thể thao, dịch vụ internet, bánh Kinh đô.
Thử làm một phép tính số
học đơn giản, mỗi tháng theo giá thị trường thì mặt bằng cho thuê trên đường Võ
Văn Ngân với cùng diện tích như các kios trên có giá rẻ nhất cũng là 5.000.000
đồng/tháng/kios. Như vậy nhân với 5 kios trong 15 tháng (từ tháng 1/2009
đến thời điểm viết bài phóng sự này tháng 3/2010), số tiền mà gia đình Ngài
Hiệu trưởng thu được “chỉ cở khoảng 375.000.000 đồng“.
Số tiền này có được gọi là tham
nhũng không nhĩ? (Hỏi ai bây giờ!!!) Hay nó là đặc quyền tự ban
cho mình của Ngài Hiệu trưởng. Ngài Chu ơi, ngài nghĩ gì khi sử dụng
tài sản của tập thể để kinh doanh bỏ túi riêng? Ngài Bí thư họ Nguyễn ơi,
Đảng ủy ơi, Công đoàn ơi, hàng ngày các ngài vẫn đi qua lại trên đoạn đường
này, chẳng hay có nhìn thấy “những kios ma“ này hay không? Trách nhiệm
đối với tập thể của các ngài để ở đâu, hay là ngài Hiệu trưởng đã “lại quả“
khá hậu hĩnh cho các ngài rồi???
Chuyện chưa hết, bởi trong
các cuộc họp CNVC gần đây, ngài Hiệu trưởng họ Chu luôn mồm đòi cải tạo
dãy kios đang tạm ngừng hoạt động để làm các “dịch vụ đào tạo“, để
kiếm tiền (cho ai thì chưa biết!!!). Quả bóng kios của trường
ta lại được nêu lên một vị trí quá tốt cho gia đình ngài Hiệu trưởng đập “ăn
tiền“ (à quên, đập bóng thì phải ăn điểm chứ!?!!), vì ngài Hiệu
trưởng vừa giao cho con gái rượu của mình quản lý tất cả các hoạt động dạy,
học, học phí, lệ phí .... của trường mà (xem quyết định ở bài số 1). Các
bạn có hiểu không, điều đó có nghĩa là các khoản thu từ “dịch vụ đào
tạo“ sẽ lại do Ngài “phân công“ cho gia đình Ngài quản lý thôi!!!
Hãy trả lại cho chúng tôi, những CNVC thực sự của trường CĐXD số 2 này, những gì mà chúng tôi đã
chung tay góp sức tạo nên trong những năm tháng qua.
Hãy dừng lại những hành vi
mất đạo đức và vô liêm sĩ nhất là đối với vai trò
của người lãnh đạo.
Anh chị em CNVC trường CĐXD
số 2 hãy cùng chia sẽ với chúng tôi, cùng góp tay để bài trừ “tệ nạn lạm
quyền, ăn tham, ăn tạp“ này.
Hãy cung cấp cho chúng tôi
thêm tư liệu để chúng tôi tiếp tục thực hiện loại bài phóng sự này.
Kỳ
sau: Bài số 3 “Những cách tiêu tiền của Ngài Hiệu trưởng“
Thực
hiện
Nhóm phóng viên chính trị-xã hội
_________________________________________________________
ve HT.doc
Bài
vè Hiệu trưởng
Nghe
vẻ nghe ve …
Nghe
vè Hiệu trưởng
Ăn
chơi cho sướng
Sống
chết mặc bay
Thâu
tóm liền tay
Mặt
bằng, lệ phí
Đứa
nào góp ý
Cho
nghỉ dài hơi
Thầy
dạy đứt hơi
Tiền
“ Ông” bỏ túi
Làm:
không – Nói: cuội
Nếu
nhỡ có sai
Cũng
sai “ chút chút”
Thằng
nào không phục
“
Thẳng cánh cò bay”
Ghế
có lung lay
Lạy
“ Ông Bộ” giữ
Dự
án mới dữ
Cứ
vẽ cho to
Giống
cái mặt mo
Của
con vợ đĩ
Mất
đi cái sĩ
Của
mỗi con người
Đáng
làm trò cười
Cho
bàng dân thiên hạ.
Nghe
vẻ nghe ve …
Nghe
vè mất chức !
_________________________________________________________
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)